Các Loại Xe Nâng Trong Kho Thông Dụng Trên Thị Trường

Hotline tư vấn khách hàng

Kinh doanh 1 - 0909 324 470

Kinh doanh 2 - 0932 588 038

Các Loại Xe Nâng Trong Kho Thông Dụng Trên Thị Trường
Ngày đăng: 13/04/2023 08:24 AM

Kệ Sắt Thống Nhất sẽ giới thiệu chi tiết ưu nhược điểm các loại xe nâng trong kho phổ biến nhất hiện nay ngay tại bài viết sau. Nhớ chú ý đón xem nhé!

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại xe nâng khác nhau được ứng dụng vào những mục đích khác nhau. Kệ Sắt Thống Nhất sẽ giúp bạn hiểu được đặc điểm và cách vận hành của các loại xe nâng trong kho để bạn có thể chọn được loại phù hợp. Cùng theo dõi những thông tin dưới đây bạn nhé!

Xe nâng hàng hóa là gì?

Xe nâng hàng hóa là một loại xe được sử dụng để nâng hàng hoá, loại xe này thuộc dòng xe công nghiệp nhỏ. Xe nâng hàng có thể nâng hàng hóa lên xuống, qua lại một cách dễ dàng nhờ vào càng nâng thủy lực được gắn phía trước. Có 2 loại động cơ được sử dụng để chế tạo xe nâng đó là động cơ điện hoặc động cơ đốt.

Xe nâng hàng hóa được ứng dụng để:

  • Di chuyển các pallet hàng hóa vào kho hàng một cách nhanh chóng và dễ dàng nhất;
  • Trên các bến tàu: vận chuyển các thùng container lên xe tải bằng cách sử dụng các loại xe nâng có trọng tải lớn. Thông thường thì thép và gỗ là 2 nguyên liệu chính được dùng sẽ nâng để di chuyển vào trong các kho bãi;
  • Trong các công trình xây dựng: Ở những địa hình dốc, không bằng phẳng thì người ta sẽ sử dụng xe nâng để vận chuyển và nâng hạ các vật liệu xây dựng công trình.

Trên thị trường hiện nay có 4 loại xe nâng là: xe nâng tay, xe nâng điện, xe nâng điện, xe nâng dầu, xe nâng người.

Xe nâng tay

xe nang tay

 

Sau đây Kệ Sắt Thống Nhất sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về các loại xe nâng tay:

Xe nâng tay cao

Đặc điểm của xe nâng tay cao: 

Nhược điểm: Với các loại hàng hóa có tải trọng trên 3000kg thì không thể sử dụng loại cao này. Người sử dụng sẽ bị mất sức khi sử dụng loại xe này quá nhiều. Trong điều kiện thời tiết không khô ráo, không bằng phẳng thì xe này cũng không thể sử dụng loại xe này.

Ứng dụng: sử dụng cho các công xưởng có diện tích nhỏ và xếp những hàng hóa dễ dàng chất chồng lên nhau.

Xe nâng tay thấp

Các loại hàng hóa có khối lượng từ 2 đến dưới 5 tấn thì thường sẽ sử dụng xe nâng tay thấp. Loại xe này cũng sử dụng hệ thống bơm thủy lực để di chuyển hàng hóa.

Đặc điểm: Cao từ 0,085m đến 0,2m, càng hẹp là 0,54m x 1,15m, càng rộng là 0,685m x 1,22m. Nhằm giúp người sử dụng sử dụng dễ dàng hơn thì xe nâng tay thấp được thiết kế với tay cầm với 3 nấc là nấc nâng, nấc hạ và nấc trung gian.

Ưu điểm: có thể dễ dàng vận hành do được thiết kế khá đơn giản. Độ bền tương đối cao so với các loại xe nâng khác. Giá thành không quá cao nên được khá nhiều khách hàng lựa chọn.

Nhược điểm: Với các loại hàng hóa cần xếp ở nơi quá cao thì loại xe này sẽ không phù hợp. Trong các kho bãi có bề mặt phẳng này xe mới có thể phát huy tối đa tác dụng.

Ứng dụng: dùng để nâng các loại hàng hóa như linh kiện điện tử, hàng hóa dễ vỡ như gốm sứ cần di chuyển lên độ cao vừa phải.

Xe nâng tay inox - xe nâng mạ kẽm

Đây là loại xe có cơ chế và nguyên lý hoạt động tương tự như các dòng xe nâng tay thấp. Tuy nhiên điểm khác biệt của dòng xe này xe là sẽ có các bộ phận làm từ inox hoặc kim loại.

Các loại xe nâng điện

xe nang dien

 

Hiện nay trên thị trường có các dòng xe nâng điện là:

Xe nâng điện bán tự động

Từ xe nâng tay người ta đã sản xuất ra xe nâng điện. Xe nâng điện sẽ sử dụng điện để nâng hàng hóa mà không sử dụng đến sức người. 

Ưu điểm: Nâng được các loại hàng hóa có tải trọng từ 1 tấn đến 2 tấn và nâng lên cao từ 1,6 đến 3,5m.

Nhược điểm: các nhà xưởng có diện tích lớn thì khó có thể sử dụng loại tay nâng này. Ngoài ra nếu thời tiết ẩm ướt thì loại xe này vận hành không tốt lắm.

Thông số kỹ thuật:

  • Tải trọng nâng: từ 1000kg đến 2000kg;
  • Chiều cao nâng thấp nhất: 1600mm;
  • Chiều cao nâng tối đa: 3500mm;
  • Tâm tải trọng: 500mm;
  • Chiều dài càng nâng: từ 1000mm đến 1150mm;
  • Chiều rộng càng nâng: từ 320mm đến 740 mm;
  • Chiều cao tổng thể: từ 1650mm đến 2150mm;
  • Trọng lượng xe: từ 397kg đến 475kg.

Xe nâng điện đứng lái

Đây là dòng xe được sử dụng để nâng các loại hàng hóa trong các kho hàng chật hẹp, diện tích nhỏ.

Ưu điểm: dễ dàng vận chuyển trong các kho bãi do có kích thước vô cùng nhỏ gọn. Khi bị hư hỏng cũng dễ dàng sửa chữa, dễ dàng thay thế linh kiện. Ít tốn kém nhiên liệu, không gây ra ô nhiễm môi trường,

Nhược điểm: Cần sạc acquy sau mỗi 8 giờ sử dụng. Với các loại kho bãi có mặt phẳng gồ ghề thì xe này không thể sử dụng tốt được.

  • Tải trọng nâng: từ 1000kg đến 3000kg;
  • Trọng tâm xe: 500mm;
  • Chiều rộng xe: từ 1090mm đến 1240mm;
  • Bán kính vòng cua: từ 1320mm đến 2000mm;
  • Chiều cao nâng: từ 2250mm đến 2330mm;
  • Chiều dài càng nâng: từ 1050mm – 1320mm;
  • Công suất trợ lực điện: 0.26 kW – 0.35 kW;
  • Công suất mô tơ vận chuyển: 4.9 kW– 5.2 kW.

Xe nâng tay điện ngồi lái

Xe ô tô và xe nâng tay điện ngồi lái sẽ có những điểm tương đồng nhau. Tuy nhiên xe nâng tay điện ngồi lái sẽ không có chân côn.

Ưu điểm: Có loại hàng hóa có tải trọng từ 1 đến 3,5 tấn thì có thể sử dụng xe nâng tay điện ngồi lái để nâng dễ dàng. Khi sử dụng sẽ loại xe này bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều chi phí do ít tốn kém nhiên liệu khi sử dụng.

Nhược điểm: Cần phải sạc thường xuyên, nếu bạn muốn tiếp tục sử dụng sau 8 tiếng thì cần phải có bình sạc dự phòng. Vì để tránh nước rơi vào bình điện thì bạn không nên sử dụng vào thời tiết ẩm ướt, có mưa.

Thông số kỹ thuật:

  • Tải trọng nâng: từ 1000kg đến 3500kg;
  • Chiều cao nâng: 3000mm;
  • Chiều dài càng nâng: từ 980mm – 1070mm;
  • Thiết bị: Còi, kiếng chiếu hậu, đèn đầy đủ;
  • Loại khung: 2 tầng;
  • Loại bánh: Đặc, hơi.

Xe nâng động cơ đốt trong

xe nagn dong co dot trong

 

Xe nâng động cơ đốt trong có các loại là:

Xe nâng dầu

Đây là dòng xe có thể nâng được hàng hóa từ 1 đến 20 tấn. Người ta sử dụng dầu diesel để làm nguyên liệu vận hành xe nâng dầu. 

Ưu điểm: Sử dụng được liên tục không cần phải sạc. Dù địa hình có không bằng phẳng hay trời mưa gió đều có thể sử dụng loại xe này.

Nhược điểm: Không thể sử dụng gần khu dân cư do khi sử dụng có gây ra tiếng ồn lớn và có khói thải ra. Những kho hàng có diện tích nhỏ hẹp thì không phù hợp với loại xe này.

Thông số kỹ thuật:

  • Tải trọng: từ 2500kg  -6000kg;
  • Động cơ: Diesel;
  • Bơm thủy lực: Bơm đôi;
  • Kiểu dáng: Ngồi lái;
  • Chiều cao nâng: 4000mm, 2 tầng nâng;
  • Chiều dài càng nâng: 1000mm – 1220mm;
  • Loại lốp: Đặc;
  • Hộp số tự động;
  • Thiết bị:Còi lùi, gương chiếu hậu, tấm che mái.

Xe nâng xăng, gas

Ưu điểm: So với so nâng dầu thì xe nâng xăng, gas sẽ có ít gây ô nhiễm môi trường hơn do khi hoạt động loại xe này sẽ ít khí thải hơn. Khi hư hỏng thì loại xe này cũng rất dễ sửa chữa và thay thế những linh kiện bị hư.

Nhược điểm: Nếu bạn không được đào tạo và thiếu kinh nghiệm thì sẽ không thể vận hành được loại xe này. Tình trạng rò rỉ nhiên liệu sẽ rất dễ xảy ra nếu bạn không tuân thủ theo các quy định khi sử dụng.

Thông số kỹ thuật:

  • Chiều dài tổng thể không có dĩa: từ 1700mm – 2240mm;
  • Chiều rộng tổng thể: 1070mm – 2047mm;
  • Tâm tải: 500mm;
  • Tốc độ di chuyển: 18.5 km/h;
  • Chiều cao nâng tối đa: 2030mm;
  • Chiều dài cơ sở: 1400mm;
  • Kích thước lốp trước: 6.5 – 10 – 10;
  • Kích thước lốp sau: 5 – 8 – 8;
  • Bán kính quay: 1955mm.

Xe nâng người

Xe nâng người là loại xe được sử dụng để nâng người lên cao để thực hiện công việc (cao tối đa 25m). Các loại nhiên liệu được sử dụng cho loại xe này là dầu, xăng, động cơ đốt trong. Dạng ống gập, dạng cắt kéo, dạng ống lồng là 3 loại của xe nâng người.

Ưu điểm: Chi phí vận hành không quá cao từ đó giúp bạn tiết kiệm được khá nhiều chi phí.

Nhược điểm: Sử dụng trong PCCC, lau kính mặt ngoài các tòa nhà cao tầng, xây dựng, thi công,..

ĐỌC NGAY:

Như vậy là kesat.com cũng đã cung cấp cho bạn đặc điểm, ưu điểm và nhược điểm của các loại xe nâng trong kho qua những thông tin trên. Hy vọng bài viết chúng tôi cung cấp đã hữu ích với bạn.

Nguồn: Kệ Sắt Thống Nhất

Zalo
Hotline