Sơn tĩnh điện là công nghệ sơn được áp dụng phổ biến với nhiều loại thiết bị như cửa sắt, cửa cuốn, kệ sắt, kệ để hàng,...hiện nay. Đồng thời, các thiết bị khi được sơn tĩnh điện sẽ có thể sở hữu nhiều ưu điểm nổi bậc, trong đó như việc tăng thêm vẻ ngoài sáng bóng, kéo dài thời gian sử dụng, chống chịu tốt trước các điều kiện bất lợi từ thời tiết. Và để giúp bạn hiểu rõ hơn về sơn tĩnh điện là gì, đến với nội dung sau đây bạn nhé.
Sơn tĩnh điện là gì?
Sơn tĩnh điện có tên tiếng anh là Electrostatic Powder Coating Technology, là phương pháp sơn được phát minh bởi TS. Erwin Gemmer vào những năm 1900.
Hiện nay, công nghệ sơn tĩnh điện đã trở nên vô cùng phổ biến, được tối ưu hóa về nhiều mặt cũng như đem lại được chất lượng vượt bật theo thời gian.
Trong quá trình thực hiện sơn tĩnh điện, phần này được mô tả bằng cách phủ một lớp chất dẻo lên trên phần các bề mặt kim loại cần sơn. Và hai loại chất dẻo được sử dụng nhiều nhất là nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt rắn.
- Về nhựa nhiệt dẻo: đặc điểm chính của nhựa là quá trình hình thành tạo nên lớp phủ không phải qua quá trình làm biến đổi cấu trúc phân tử bên trong;
- Còn đối với nhựa nhiệt rắn: Chất liệu có cấu trúc xếp chồng lên nhau, tạo thành lớp màng có sức chịu nhiệt vô hạn, hỗ trợ để chất không bị phá hoại và tan chảy (epoxy, hybrid, urethane polyester, acrylic, polyester triglycidyl isocyanurate (TGIC)),..
Ngoài ra, các lớp màng sơn tĩnh điện còn tuân thủ theo nguyên lý chung của dòng điện, nên từ đó hầu hết sơn tĩnh điện đều có chất lượng tuyệt đối, đảm bảo độ bền, gắn chặt với bề mặt thiết bị.
Các loại sơn tĩnh điện
Sơn tĩnh điện là một hợp chất được tạo thành từ sự kết hợp của các thành phần như polymer hữu cơ, curatives, bột màu và cùng một số chất phụ gia khác. Đặc điểm của sơn tĩnh điện là có dạng bột mịn, cùng độ dày nhất định.
Trên thị trường hiện nay, có tất cả 4 loại bột sơn tĩnh điện được nhiều người sử dụng nhiều lần lượt là: Gloss - bóng, Matt - mờ, Texture -cát, Wrinkle-nhắn. Đặc biệt các loại chất này đều có thể ứng dụng tốt trong việc sơn cả trong và ngoài trời.
Phân loại theo tính chất của sơn
Có hai loại sơn tĩnh điện được phân loại dựa trên tính chất của hỗn hợp, bao gồm:
- Sơn tĩnh điện khô: Thường được dùng để sơn nhiều của các chất liệu cửa được làm bằng sắt, thép cũng như inox,..
- Sơn tĩnh điện ướt: Được sử dụng khá phổ biến trong ứng dụng sơn tĩnh điện cho gỗ, nhựa và kim loại.
Phân loại theo chức năng của sơn
Sơn tĩnh điện thường được phân loại cụ thể gồm các nhóm như:
- Bột sơn Polyester: Đặc điểm của bột sơn Polyester là có độ bền cao, khả năng tiếp xúc trực tiếp được với ánh sáng mặt trời;
- Bột sơn Epoxy: Công dụng chính của chất liệu là dùng để chống sự va đập, hạn chế khả năng bám dính và sự xói mòn;
- Bột sơn Acrylic: Ứng dụng chính của bột sơn Acrylic là được sử dụng để phủ lên phần mặt trong của kim loại, tạo nên độ sáng mịn, chống chịu tốt trước sự tấn công của các loại hóa chất gây hại.
- Bột sơn Fluoropolymer: Chuyên được sử dụng để phủ sơn tĩnh điện khu vực ngoài trời.
- Bột sơn hybrid ( Epoxy - Polyester: Chất sơn có thể ứng dụng trên hầu hết các bề mặt chất liệu khác nhau.
Ưu nhược điểm của sơn tĩnh điện
Hãy cùng theo dõi một số ưu nhược điểm nổi bật của sơn tĩnh điện hiện nay như sau:
- Ưu điểm
Sơn tĩnh điện đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều khách hàng, bởi trên hết hình thức sơn này giúp mang lại nhiều ưu điểm như:
- Tăng khả năng tiết kiệm chi phí: Giá thành rẻ, có tính ứng dụng cao và có thể tái sử dụng nhiều lần;
- Dễ sử dụng: Thao tác sơn đơn giản, dễ thực hiện, đồng thời công tác vệ sinh và lau chùi có thể thực hiện nhanh chóng;
- Chất lượng cao: Giúp bảo vệ tốt phần bên ngoài kim loại, kéo dài thời gian sử dụng;
- Độ bền hiệu quả: Hạn chế tối đa tình trạng bị tróc sơn;
- An toàn với môi trường và người sử dụng: Chất liệu an toàn, dễ dàng tái chế và tiết kiệm công sức thực hiện.
- Nhược điểm:
Bên cạnh các ưu điểm nổi bật của sơn tĩnh điện vừa mang lại, thì hình thức sơn này còn một số nhược điểm chưa được cải thiện, chẳng hạn như:
- Dễ bị thay đổi màu sắc;
- Chi phí đầu tư cho việc phun sơn tương đối cao do cần nhiều vật dụng để tiến hành phủ sơn;
- Đòi hỏi đội ngũ nhân công đông đảo, có đầy đủ các kiến thức và chuyên môn để việc sơn sửa được diễn ra và mang lại hiệu quả tốt nhất.
Nguyên lý hoạt động của quy trình sơn tĩnh điện
Công nghệ sơn tĩnh điện hiện nay khi hoạt động sẽ được tiến hành qua việc tuân thủ các nguyên lý điện tử nhất định.
Và khi bước vào quy trình thực hiện, phần sơn tĩnh được sẽ được tiến hành phủ lên trên bề mặt của các vật dụng cần sơn thông qua một chiếc súng phun sơn đặc biệt.
Với loại súng này, thiết bị sẽ được thực hiện đun nóng cũng như trải qua quá trình tích điện và cụ thể thì sẽ được tích điện dương (+) tại phần đầu kim phun, và liên tục, thông qua phần kim phun dòng điện sẽ di chuyển theo dòng điện trường và tải đến các vật liệu sơn có tích điện âm (-).
Chính tại thời điểm này, thông qua lực hút giữa các ion mang điện tích, làm cho phần bột sơn có thể bám vào xung quanh vật liệu sơn.
Ngoài ra, phương pháp sơn này còn mang lại lợi ích như giúp cho bột sơn được rải đều quanh vật liệu sơn, cũng như có thể xâm nhập và các bệ mắt khuất của thiết bị.
Ứng dụng của sơn tĩnh điện trong đời sống
Hiện nay, sơn tĩnh điện được ứng dụng đặc biệt phổ biến trong cuộc sống, đặc biệt trong việc dùng để phủ sơn cho các vật liệu bằng kim loại.
Đồng thời, các lĩnh vực thuộc sản xuất công nghiệp cũng như đời sống gia đình cũng được phủ sơn tĩnh điện rất nhiều.Và trong đó, ứng dụng nổi bật nhất của loại sơn này có thể kể đến là trong ngành gia công cửa kính, cửa nhôm, gia công kệ sắt cũng như hầu hết các loại cửa sắt trên thị trường hiện nay.
ĐỌC THÊM:
- Cách Sắp Xếp Thuốc Trong Kho Dược Theo Chuẩn GSP
- Pallet Là Gì? Các Loại Pallet Phổ Biến Trên Thị Trường
- Tổng Hợp Các Mẫu Kệ Lắp Ráp Thông Minh Mới Nhất
Chúng tôi vừa cung cấp đến bạn một số thông tin chi tiết dùng để giải đáp cho câu hỏi liệu sơn tĩnh điện là gì, cũng như các loại sơn tĩnh điện phổ biến nhất hiện nay. Qua đó kesat.com.vn hy vọng đã giúp bạn biết thêm nhiều kiến thức về kỹ thuật sơn này. Mọi thông tin cần được giải đáp, vui lòng liên hệ qua hotline để được hỗ trợ tốt nhất bạn nhé.