Kho hàng chứa một lượng hàng hóa rất lớn, với một diện tích rộng lớn. Do đó, để có thể dễ dàng kiểm soát, theo dõi, chúng ta cần phải có sơ đồ kho hàng. Trong phần nội dung tiếp theo, Kệ Sắt Thống Nhất sẽ giới thiệu đến bạn sơ lược về một sơ đồ kho hàng cũng như cách vẽ sơ đồ kho hàng cơ bản. Mời bạn theo dõi.
Sơ đồ kho hàng là gì?
Sơ đồ kho hàng là một bản thiết kế thể hiện rõ ràng từng khu vực, sự phân chia các khu vực trong kho lưu trữ hàng hóa. Trong sơ đồ còn thể hiện được vị trí cửa ra vào, cửa sổ… Nhờ vào sơ đồ, doanh nghiệp có thể tính toán, sắp xếp và bố trí hàng hóa, máy móc, thiết bị, kệ để hàng hóa…sao cho phù hợp nhất.
Vì sao cần thiết kế sơ đồ kho hàng?
Việc thiết kế sơ đồ kho hàng là một việc hết sức quan trọng và cần thiết. Sau đây là một số lợi ích mang lại từ việc có một sơ đồ kho hàng:
- Tăng năng suất
Nhờ sơ đồ, hàng hóa sẽ được sắp xếp khoa học hơn, hạn chế tình trạng tắc nghẽn. Từ đó tối ưu mọi hoạt động trong kho, nâng cao hiệu quả làm việc;
- Tạo sự ngăn nắp, gọn gàng cho kho
Nhờ sơ đồ, việc sắp xếp hàng hóa được gọn gàng, ngăn nắp hơn. Từ đó giúp kho hàng chuyên nghiệp hơn, hạn chế các tình trạng thất lạc hàng hóa;
- Tối ưu không gian kho
Việc thiết kế sơ đồ kho hàng sẽ giúp sử dụng, phân bổ không gian kho tối ưu hơn, khai thác, tận dụng triệt để diện tích kho hàng từ đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian, công sức xuất nhập;
- Hỗ trợ xây dựng quy trình quản lý kho
Việc sắp xếp, bố trí kho khoa học, tối ưu sẽ hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng được một quy trình quản lý kho hợp lý, hiệu quả. Từ đó tăng năng suất và mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.
Các khu vực trong một kho hàng
Trong sơ đồ kho hàng, có một số khu vực chính mà bạn cần phải đưa vào. Cụ thể là 5 khu vực chính dưới đây:
- Khu vực lưu trữ hàng hóa
Có 2 loại là khu vực lưu trữ tự động (lưu trữ hàng hóa không có vị trí cố định) và lưu trữ tĩnh (lưu trữ hàng hóa có vị trí cố định);
- Khu vực bốc dỡ
Nơi các nhân viên bốc dỡ, xe hàng đến nhận hàng và lưu trữ thông tin trước khi nhập kho;
- Khu vực tiếp nhận
Tại đây hàng hóa sẽ được mở và xác định vị trí lưu trữ trong kho;
- Khu vực lấy hàng
Khu vực này sẽ tiến hành đóng góp hàng hóa để chuẩn bị xuất kho;
- Khu vực vận chuyển
Nhận các đơn hàng đã hoàn tất và được xuất kho sau đó giao hàng cho khách hàng.
Các mẫu layout kho hàng phổ biến
Một số mẫu layout phổ biến cho sơ đồ kho hàng bao gồm:
- Layout kho hàng chữ U
Đây là bố cục rất hoàn hảo cho bất kỳ kho hàng nào. Với cách bố trí chữ U, kho hàng sẽ cực kỳ phù hợp với phương thức lấy hàng FIFO;
- Layout kho hàng chữ I
Đây là thiết kế được ưa chuộng hiện nay bởi các công ty, tập đoàn có kho hàng lớn. Với một đầu là xuất, nhập, xếp dỡ hàng hóa, một đầu vạn a chuyển và ở giữa là lưu trữ;
- Layout kho hàng chữ L
Cấu trúc độc lạ, kiểu thiết kế này chỉ phù hợp với mặt bằng kho hàng có chữ L. Vì vậy, kiểu layout này rất ít được sử dụng.
Cách vẽ sơ đồ kho hàng cơ bản
Một quy trình vẽ sơ đồ kho hàng cơ bản trải qua 3 bước sau đây:
- Bước 1: Chuẩn bị sơ đồ mặt bằng kho
Từ sơ đồ mặt bằng, bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn để từ đó có thể lên layout, đưa ra thiết kế phù hợp nhất với kho hàng.
- Bước 2: Lựa chọn phương pháp lập sơ đồ kho
Hiện tại có 3 phương pháp vẽ sơ đồ được dùng phổ biến bao gồm: sử dụng công cụ Excel để vẽ sơ đồ, thuê kiến trúc sư và cuối cùng là sử dụng các công cụ vẽ online. Tùy vào nhu cầu, chiến lược, ngân sách mà bạn có thể chọn phương án cho phù hợp;
- Bước 3: Lựa chọn layout thiết kế phù hợp
Dựa vào những kiến thức về layout phía trên, bạn có thể lựa chọn kiểu thiết kế layout phù hợp với thực trạng kho hàng cũng nhu cầu của bạn.
>>>XEM NGAY:
- Sản Phẩm Công Nghiệp Là Gì? Những Sản Phẩm Được Ưu Tiên Phát Triển
- 5 Bước Trong Quy Trình Xuất Kho Hàng Hóa Tiêu Chuẩn
Như vậy, để có được một sơ đồ kho hàng hoàn hảo, đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng khác nhau. Do đó, Kệ Sắt Thống Nhất khuyên bạn tốt nhất bạn nên thuê một đơn vị chuyên nghiệp để vẽ.