Kho hàng chính là nơi để cất giữ, lưu trữ các loại hàng hóa, nguyên vật liệu, vật tư phục vụ quá trình kinh doanh hay sản xuất. Vậy bạn đã hiểu rõ Kho hàng là gì chưa? Kho hàng có bao nhiêu phân loại với những chất năng chính là gì? Tất cả sẽ được Kệ Sắt Thống Nhất giải đáp chi tiết trong nội dung sau đây.
Kho hàng là gì?
Kho hàng (Warehouse) chính là một trong những loại hình cơ bản nhất trong chuỗi cung ứng đây là nơi cất giữ, lưu trữ các loại hàng hóa, nguyên vật liệu, vật tư phục vụ quá trình kinh doanh hay sản xuất. Là địa điểm lưu trữ trong suốt quá trình vận chuyển đầu vào, đầu ra của chuỗi cung ứng đảm bảo cung cấp số lượng hàng hóa nguyên vật liệu liền mạch.
Đặc biệt là đối với các nhà máy, xí nghiệp sản xuất hay các cửa hàng, siêu thị nơi kinh doanh nhiều mặt hàng đến người tiêu dùng. Tùy vào mô hình quản lý cũng như quy mô của cửa hàng mà bạn lựa chọn kho hàng phù hợp với nhu cầu sử dụng, đặc điểm hàng hóa lưu trữ.
Các loại kho hàng phổ biến hiện nay
HIện nay trên thị trường, kho hàng được phân thành 2 loại phổ biến tùy thuộc vào mục đích và nhu cầu sử dụng. Cùng Kệ Sắt Thống Nhất tìm hiểu nhé!
Theo đặc thù hàng hóa
Theo đặc thù của hàng hóa khác nhau dẫn đến nhu cầu lựa chọn kho hàng cũng có sự thay đổi:
- Kho sản phẩm: Lưu trữ hàng hóa đã hoàn thiện, sẵn sàng để bán ra thị trường nhằm phục vụ nhu cầu khách hàng.
- Kho linh kiện: Đây chính là nơi lưu trữ các nguyên liệu đầu vào chờ đưa vào nhà xưởng nhằm phục vụ quá trình sản xuất, hoàn thiện sản phẩm.
- Kho vật liệu đóng gói: Là những loại bao bì đóng gói sản phẩm như túi nilon, pallet, khay,... giúp bạn chứa đựng, bảo vệ chất lượng hàng hóa tốt hơn.
Theo chuỗi phân phối hàng hóa
Theo chuỗi phân phối, chúng ta có 5 loại chính như:
- Kho phân phối sản phẩm: Thường được đặt cách biệt với cộng đồng và niêm phong cẩn thận và là nơi lưu trữ lương thực, hàng hóa, các loại đồ kho, vật phẩm cần thiết,... của thành phố, địa phương đó.
- Kho hàng trung chuyển: Chính là nơi lưu trữ tạm thời trước khi hàng hóa được vận chuyển đến kho hàng chính. Do đặc trưng khác biệt mà các kho hàng này thường được đặt tại vị trí giao thông thuận lợi, dễ dàng di chuyển như bến xe, nhà ga,...
- Kho công nghiệp: Dùng để phục vụ cho các xí nghiệp, đơn vị sản xuất,...được đặt chủ yếu tại các khu công nghiệp.
- Kho vật tư, phụ liệu: Là nơi lưu trữ, bảo quá các loại vật tư, nguyên vật liệu và phụ liệu phục vụ chủ yếu cho các nhà xưởng.
- Kho dự trữ của quốc gia: Được nhà nước bảo vệ nghiêm ngặt, bảo mật cẩn thận số lượng và mặt hàng bên trong.
Chức năng chính của kho hàng khi sử dụng
Một số chức năng chính của kho hàng chính là:
- Gom hàng: Khi một lô hàng không đủ số lượng cung cấp bạn có thể tập hợp gom số lượng, chỉnh sửa, tách lẻ lô hàng giúp quá trình vận chuyển gọn gàng và nhanh hơn. Giúp doanh nghiệp nhận được nhiều nguồn hàng nhỏ, hỗ trợ vận chuyển ra mắt sản phẩm mới.
- Phối hợp hàng hóa: Phân loại, phối hợp nhiều mặt hàng khác nhau theo yêu cầu từng đơn hàng.
- Bảo đảm hàng hóa và lưu trữ tốt nhất: Đảm bảo đồng thời số lượng và chất lượng của hàng hóa được lưu trữ. Giữ hàng hóa an toàn, không bị mất mát hay hư hỏng đồng thời hỗ trợ luân chuyển hàng hóa thông suốt.
- Quản lý, giám sát dễ dàng: Quản lý kiểm soát số lượng và chất lượng hàng hóa dễ dàng và nhanh chóng từ đó hạn chế các sai sót trong quá trình vận chuyển.
Các vai trò của kho hàng phổ biến
Những vai trò của kho hàng là:
- Kiểm soát hàng hóa: Giúp bạn quản lý số lượng lớn hàng hóa. Đảm bảo chuỗi cung ứng diễn ra suôn sẻ, ổn định từ đó cung cấp nguyên liệu, hàng hóa phục vụ quá trình sản xuất và kinh doanh không bị gián đoạn. Từ đó có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.
- Hỗ trợ cung cấp hàng hóa cho khách hàng: Doanh nghiệp đáp ứng nhanh chóng số lượng hàng hóa, đảm bảo chất lượng từ đó tạo lòng tin, góp phần xây dựng hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng nhờ số lượng sẵn có trong kho.
- Tiết kiệm chi phí: Giúp bạn tối ưu kinh phí và nguồn lực của doanh nghiệp, hỗ trợ dây chuyền sản xuất, vận chuyển, phân phối hàng hóa đạt kết quả tốt nhất. Đây chính là khoản đầu tư lâu dài không bao giờ gây thua lỗ cho công ty.
- Đảm bảo chất lượng, giữ an toàn cho hàng hóa: Các kho hàng luôn có các nhân viên an ninh và sự hỗ trợ của hệ thống bảo mật tối tân giúp doanh nghiệp quản lý số lượng hàng hóa, đảm bảo chất lượng và giữ an toàn cho các siêu thị, cửa hàng.
Kinh nghiệm quản lý kho hàng hiệu quả
Sau đây là một số kinh nghiệp quản lý và lưu trữ của kho hàng của Kệ Sắt Thống Nhất, bạn có thể tham khảo ngay sau đây:
- Phân loại, sắp xếp hàng hóa một cách khoa học và có tổ chức.
- Tuân thủ nguyên tắc nhập trước xuất trước. Sắp xếp vị trí theo thời gian nhập xuất của đơn vị cung cấp, giao hàng.
- Phân loại hàng hóa theo thẻ kho riêng để dễ dàng cập nhật thông tin khi có sự thay đổi.
- Lập kế hoạch chi tiết để đáp ứng mọi yêu cầu về lưu trữ và khi nhập xuất kho hàng.
- Thiết kế, lập sơ đồ bố trí hàng hóa theo phân loại hàng và mùa.
- Luôn cập nhật, theo dõi số lượng hàng tồn kho để kịp thời đưa ra phương án xử lý hàng hóa hư hỏng, sắp hết hạn.
- Đảm bảo thực hiện đúng quy trình quản lý, luôn cập nhật, kiểm tra các loại chứng từ và kiểm soát hoạt động xuất nhập kỹ lưỡng.
- Luôn tuân thủ các nguyên tắc bảo quản hàng hóa và bốc dỡ, sắp xếp theo quy định của kho hàng.
>>>XEM THÊM:
- Cách thiết kế Kho Chứa Hàng Hóa, Kho Xưởng Tối Ưu Nhất
- Quy Định Sắp Xếp Hàng Hóa Trong Kho Chuẩn Từ A-Z
Vậy là toàn bộ thông tin về thắc mắc Kho hàng là gì đã được Kệ Sắt Thống Nhất giải đáp chi tiết trong bài viết phía trên. Hy vọng qua những thông tin trên sẽ giúp bạn biết thêm về những phân loại hàng phổ biến, chức năng chính cùng vai trò của kho hàng.