Bạn chưa hài lòng về cách bài trí kho chứa hàng của mình? Chưa thực sự tiết kiệm không gian, diện tích? Hãy xem ngay phần nội dung bên dưới của Kệ Sắt Thống Nhất với chủ đề “cách thiết kế kho chứa hàng” để có thêm kiến thức về việc thiết kế nhà kho này nhé.
Cách thiết kế kho chứa hàng
Việc bố trí kho phải thuận tiện cho việc đậu xe nâng, xe đẩy hàng, lối đi chính và đặc biệt là thuận tiện cho việc ra cửa thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp. Ngoài ra, việc lắp đặt hệ thống chiếu sáng cũng rất quan trọng và cần phải quan tâm, đảm bảo nguồn sáng đủ để hoạt động, vận hành mà vẫn tiết kiệm điện năng ở mức tối đa.
Ở mức độ cơ bản, kho chứa hàng có thể chia thành 3 bộ phận chính:
Khu vực tiếp nhận hàng hóa
Đây là khu vực tiếp nhận, kiểm tra chất lượng và phân loại hàng hóa. Khu vực này nên có diện tích, không gian phù hợp và cạnh bên dock để việc tiếp nhận hàng hóa, kiểm tra và quản lý hàng hóa được diễn ra dễ dàng hơn.
Khu vực lưu trữ hàng hóa
Khi thiết kế một kho chứa hàng phải nghiên cứu tỷ lệ luân chuyển của hàng hóa trong kho một cách phù hợp. Có thể phân chia hàng hóa ra thành 3 loại là cao, trung bình và thấp. Sau khi hoàn thành bước trên, bước tiếp theo là định vị vị trí của hàng hóa trong kho.
Khu vực điều phối
Đây là một khu vực bao gồm 2 bộ phận là bộ phận đơn đặt hàng và bộ phận điều phối. Khu vực này được sử dụng để chuẩn bị và đóng gói các đơn đặt hàng khi có yêu cầu từ khác khu vực khác.
Phương pháp quản lý kho chứa hàng
Ngoài việc thiết kế kho chứa hàng hợp lý, việc quản lý kho chứa hàng cũng không kém phần quan trọng. Cụ thể sau đây là một số nguyên tắc cần phải tuân thủ để quản lý kho chứa hàng tốt hơn.
An toàn
An toàn trong kho chứa hàng là yếu tố quan trọng hàng đầu mà bạn phải tuân thủ để đảm bảo quản lý kho chứa hàng tốt. Một số điều bạn cần phải lưu ý như:
- Phải luôn giữ kho hàng sạch sẽ, vệ sinh, gọn gàng và quy củ;
- Không để xuất hiện các vật nhọn, hay các vật tràn ra, thùng hàng hay hàng hóa ở lối đi gây nguy hiểm cho việc di chuyển;
- Đánh dấu rõ ràng lối đi dành cho người đi bộ, lối đi của hàng hóa, xe cộ…;
- Chắc chắn dây cáp không ảnh hưởng và cản trở lối đi bộ, lối đi của xe cộ…;
- Nên tận dụng thêm không gian, diện tích trên tường để thêm tủ khóa, móc treo;
- Quản lý dây thừng trên sàn bằng cách bọc vỏ dây hay các loại băng keo;
- Đảm ánh sáng đủ để thuận tiện cho công việc, di chuyển;
- Định kỳ tổ chức huấn luyện về các tiêu chí an toàn kho có cấp chứng chỉ và thường xuyên tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy, các trường hợp khẩn cấp.
Quản lý nhân viên
- Thường xuyên thu thập ý kiến từ nhân viên, khắc phục những điểm bất cập;
- Đề ra quy trình đào tạo nhân viên mới bài bản, hợp lý;
- Đào tạo lại nhân viên cũ vì quy trình kho chứa hàng có thể thay đổi thường xuyên.
Giám sát các hoạt động kho bãi
Việc giám sát nhằm mục đích đảm bảo hàng hóa đến đúng vị trí trong kho, từ đó dễ dàng hơn cho nhân viên trong việc tìm kiếm. Việc này góp phần tạo ra một quy trình làm việc trơn tru, logic.
Luôn dự trù các tình huống xấu, đình trệ công việc kinh doanh. Hãy lên kế hoạch dự trù cho các tình huống trên một cách chi tiết và rõ ràng để khi có vấn đề phát sinh có thể khắc phục và xử lý nhanh chóng, hiệu quả.
Kiểm tra thường xuyên các hoạt động vận chuyển trong kho
Việc kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi nhập kho là điều tiên quyết phải thực hiện. Không được vì sản phẩm quen thuộc, thường xuyên mà lơ là.
Ngoài ra, việc điều phối, sắp xếp quy trình di chuyển, vận hành của xe tải đến và đi, xe bốc dỡ hàng… là điều quan trọng không kém. Hạn chế tối đa trường hợp xảy ra sự ùn tắc, chờ đợi, thời gian chết giữa các xe với nhau.
Các yêu cầu thiết kế của một kho hàng
Một kho hàng muốn hoạt động tốt cần phải quan tâm và đảm bảo một số yêu cầu thiết kế sau:
Kết cấu và bố trí
- Luôn có lối thoát hiểm theo hai hướng khác nhau đối với các phòng kín. Lối thoát hiểm phải được chỉ dẫn rõ ràng, dễ thấy và dễ thực hiện nhất. Cửa thoát hiểm phải dễ mở khi có tình huống xảy ra và khoang thoát hiểm phải đủ ánh sáng;
- Kho chứa hàng phải được thông gió từ mái, sàn, tường…;
- Sàn kho phải không thấm chất lỏng, bằng phẳng, không trơn trượt, không có khe nứt…;
- Vật liệu cấu thành kho không được là các vật liệu dễ bắt lửa và phải được gia cố chắc chắn bằng bê tông.
Trang thiết bị
- Thiết bị sản xuất phải đạt yêu cầu chung về an toàn theo Tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành;
- Phải lên kế hoạch bảo dưỡng và vệ sinh định kỳ các thiết bị sản xuất trong kho;
- Luôn kiểm tra các thông số kỹ thuật của thiết bị sản xuất và có hệ thống bảo vệ an toàn cho người sử dụng thiết bị;
- Kho không được thải ra môi trường các chất độc hại, không gây tiếng ồn và các chất thải không vượt mức quy định hiện hành về vệ sinh môi trường. Khí thải của nhà xưởng, kho trước khi thải phải đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
- Phải có hệ thống xử lý nước thải và nước thải sau xử lý phải đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
- Chất thải rắn của nhà xưởng, kho hóa chất phải tuân thủ các quy định tại Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.
Lối đi
Có thể thiết kế lối đi theo một số gợi ý sau đây của Kesat.com.vn:
- Lối đi chéo hình chữ V
Đây là lối đi tiết kiệm diện tích nhất, ngoài ra, đây còn là kiểu thiết kế khá tiện lợi cho việc quản lý, kiểm tra và bốc dỡ hàng hóa;
- Lối đi chính giữa
Đây là lối đi tiết kiệm thời gian di chuyển và lấy hàng nhất. Các kệ được xếp chéo nhau một góc 45 độ tạo thành một lối đi ở giữa;
- Lối đi chéo 90 độ
Các kệ kho xếp chéo nhau một góc 90 độ. Đây cũng là kiểu thiết kế tương đối phổ biến.
>>>XEM THÊM:
Kho Hàng Là Gì? Phân Loại, Vai Trò, Chức Năng Kho Hàng
Quy Trình Kiểm Kê Hàng Tồn Kho Hiệu Quả, Chính Xác Nhất
Vừa rồi là những thông tin cụ thể về cách thiết kế kho chứa hàng và những thông tin quan trọng khác mà Kệ Sắt Thống Nhất đã cung cấp đến bạn. Nếu sau khi tham khảo bài viết trên mà thấy hữu ích thì hãy chia sẻ bài viết này đến mọi người nhé.